Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Bàn về tính hưởng thụ của con người
Tính hưởng thụ càng dung dưỡng nó, nó càng thấy thiếu. Ăn, nó muốn càng lúc càng ngon. Mặc, nó muốn càng lúc càng đẹp...

 


 


 


Mạnh Tử nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Tuân Tử lại bảo ngược lại: “Nhân chi sơ tính bản ác”. Phương Tây thì không khăng khăng như hai ông này.

 

Họ cho rằng đứa bé sơ sinh chỉ là một thực thể ẩn chứa những gì liên quan, ảnh hưởng đến con người sau này như là thể chất, trí não, nhân cách, năng khiếu bẩm sinh... mà thôi.

 

Nhưng những diễn tiến xã hội và các tranh luận đạo đức lại thường dẫn đến một lý giải rằng đằng sau cái “nhân chi sơ” đó lại là tính hưởng thụ. Con người sinh ra đã có ngay tính hưởng thụ. Vậy tính hưởng thụ là thiện hay ác?

 

Trong bụng mẹ, cái bào thai khi mới quãng sáu bảy tháng gì đó đã biết lựa thế nằm cho êm, để đạt được điều đó nó quẫy đạp mẹ nó. Vừa sinh ra, đứa trẻ khó chịu vì phải tự thở, tự vận hành hệ tuần hoàn, được cô mụ phát đít, thông đường thở, đứa bé khóc thét. Được rồi, thở được rồi, sướng quá, nó hưởng thụ nhịp hô hấp khoan khoái. Lớn dần, mỗi khi đói bụng nó khóc, lạnh đít nó cũng khóc, ngứa ngáy nó khóc, thiếu hơi mẹ nó cũng khóc đòi... Và bằng cách đưa ra những phản ứng ấy, nó hầu như luôn đạt được điều mình muốn.

 

Lớn lên một chút, đứa trẻ ý thức về sự hưởng thụ chứ không còn hưởng thụ theo bản năng. Điều nó muốn mà không đạt được, nó không chỉ khóc suông mà bắt đầu suy nghĩ cách đòi cho hiệu quả. Thấy một đứa trẻ khác được chiều chuộng hơn, sướng hơn, nó biết ghét. Nó bắt đầu có tính ganh đua, đố kỵ. Dần dà lòng tham xuất hiện.

 

Tính hưởng thụ càng dung dưỡng nó, nó càng thấy thiếu. Ăn, nó muốn càng lúc càng ngon. Mặc, nó muốn càng lúc càng đẹp. Không có những bài học giáo dục phù hợp và kịp thời, xã hội ắt phải chuẩn bị để tiếp nhận một công dân tồi, một kẻ vị kỷ. Tính hưởng thụ đi quá sự thiết yếu của đời sống dẫn đến cái ác, biết dừng trong sự cho phép đó là thiện?

 

Tiền nhiều ắt sướng, tính hưởng thụ được phát triển tối đa. Điều này lý giải cho việc các quan tham không bao giờ tự dừng được. Tham nhũng một lần trót lọt, run muốn chết, nhưng vẫn cứ muốn thử lần nữa, rồi lần nữa. Phải chăng tính thích hưởng thụ luôn thắng mọi nỗi sợ hãi?

 

Xã hội không có nền tảng vững vàng về đạo đức, thiếu công tâm và dân chủ, không có biện pháp đủ mạnh để răn đe thì làm sao kiềm chế nổi lòng ham muốn hưởng thụ vô biên của con người? Thêm nữa, nếu thiếu giáo dục thì con người không tự hài lòng với mình về vật chất, họ sẽ tiến tới làm hài lòng mình bằng những hành vi vô đạo.

 

Biết kiềm chế tính hưởng thụ là nền tảng của đức hạnh. Bản chất của tính hưởng thụ là trung tính nhưng luôn có xu hướng chuyển từ thiện sang ác. Phần lớn sự xấu xa bỉ ổi của cá nhân, sự bất ổn tan vỡ của gia đình đều do tính hưởng thụ đi quá đà và thường khó nhận ra hoặc không muốn nhận ra, bởi con người luôn lấy nhu cầu cuộc sống để biện minh cho tính hưởng thụ quá trớn.

 

Có thể tạm chia tính hưởng thụ ra làm hai dạng: hưởng thụ tinh thần và hưởng thụ vật chất, tuy ranh giới giữa chúng khá mong manh. Ăn bữa cơm ngon, ở căn nhà sang trọng là hưởng thụ vật chất. Ngắm cái cây đẹp, nghe bài thơ hay, nghe lời nịnh nọt là hưởng thụ tinh thần. Ăn ngon nhưng muốn ăn trong nhà hàng có người phục dịch, ngắm cái cây đẹp trong rừng nhưng muốn đào trốc gốc đem về trồng (cách chơi cây cảnh quái lạ hiện nay), nghe bài thơ hay nhưng muốn nghe từ giọng ngâm mỹ nữ... Đó là sự kết hợp cực đoan giữa hưởng thụ tinh thần và hưởng thụ vật chất, thật đáng ghét và nguy hại biết bao.

 

Và như vậy, nếu “nhân chi sơ tính hưởng thụ”, hãy tinh tường dõi theo để nhìn thấy sớm cái gốc con người đang chuẩn bị phân nhánh thiện - ác mà uốn nắn, nhắc nhở, cảnh báo...
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)
    Đến nhà tôi ra mắt bố mẹ, bạn trai chỉ nói vài câu mà bố tôi sa sầm mặt, ép tôi chia tay (25-02-2024)

Các bài viết cũ:
    Bế mạc Festival Huế 2014: Ấn tượng và thân thiện (20-04-2014)
    Khi sự bỉ ổi đội lốt cái đẹp (16-04-2014)
    Quyền lực mềm của văn hóa (09-04-2014)
    Suy ngẫm trước tâm thư của người Nhật gửi Việt Nam (26-03-2014)
    Ngựa và nghệ thuật thăng hoa (06-02-2014)
    Tại sao người ta chưng cúng dưa hấu trên bàn thờ? (27-01-2014)
    Làng tôi và nỗi sợ làng vỡ – hồn Việt tan (13-01-2014)
    Triển lãm "Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam" (07-01-2014)
    Nghệ sỹ trẻ VN triển lãm tranh về môi trường ở Australia (20-12-2013)
    Kinh gốm (05-12-2013)
    Làn điệu Páo dung của dân tộc Dao được công nhận di sản (29-11-2013)
    Đà Nẵng, Hội An đoạt giải "Phong cảnh thành phố châu Á 2013" (25-11-2013)
    Bảo tồn nghệ thuật truyền thống trong thanh thiếu nhi (18-11-2013)
    “Tôi tin tình yêu dân tộc sẽ được nhân lên từ các em nhỏ” (28-10-2013)
    Bếp lửa trong nhà sàn dài của người Mạ (09-10-2013)
    Hồn giếng hồn người đất Hội An (04-10-2013)
    Bình dị gốm cổ Nam bộ (26-09-2013)
    Ngắm tranh của họa sĩ tự học (25-09-2013)
    Hà Nội qua ký họa của Etcetera Nguyễn (17-09-2013)
    Chiêm ngưỡng cổ vật Phật giáo tại Đà Nẵng (06-09-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152896824.